Yếu tố tâm lý trong việc tiến hành tiếp thị các thị trường mục tiêu Thị_trường_mục_tiêu

Một khái niệm cơ bản trong việc xác định thị trường mục tiêu đó chính là những người được doanh nghiệp hướng đến thường tỏ ra sự ham thích hoặc có lòng trung thành nhất định đối với nhãn hàng. Việc tiến hành tiếp thị cho các thị trường mục tiêu cho phép chuyên gia tiếp thị và chuyên gia bán hàng có thể điều chỉnh thông điệp gửi đến các nhóm đối tượng theo một cách tập trung hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giống nhau về chủng tộc, cùng đẳng cấp, sự biết đến rộng rãi về một dân tộc thiểu số, sự chia sẻ kiến thức và sự nổi bật trong cộng đồng dân tộc thiểu số đều có lợi cho việc tiến hành marketing ở các thị trường mục tiêu. Các nghiên cứu chung quy đã chỉ ra rằng các chiến lược marketing ở thị trường mục tiêu đều được dựa trên sự suy luận của khách hàng về các điểm giống nhau giữa các khía cạnh của quảng cáo (hình ảnh nguồn, ngôn ngữ được sử dụng, lối sống được phô bày) và tính cách của khách hàng (tính cách hiện tại hoặc tính cách mong muốn có được).Khách hàng bị thuyết phục bởi các tính cách được phô bày trong quảng cáo hoặc tính cách của những khách hàng khác.[4]